Dịch vụ thành lập doanh nghiệp - Công ty TNHH tư vấn Blue

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. Công ty luật Blue thành phố Hồ Chí Minh xin chia sẻ một số thông tin liên quan thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng như sau:

Hình minh họa

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
 
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Lưu ý khi đặt tên giống cây trồng:
 
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
 
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
 
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
 
- Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
 
- Vi phạm đạo đức xã hội;
 
- Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
 
- Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
 
- Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
 
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
 
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

Đơn đăng ký bảo hộ
 
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
 
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
 
- Giấy ủy quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
 
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
 
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
 
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trình tự, thủ tục cấp văn bằng bảo hộ
 
Bước 1. Tiến hành việc nộp Hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng: Người nộp Hồ sơ nộp trực tiếp Hồ sơ tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Khi tiếp nhận được đầy đủ Hồ sơ theo đúng quy định, cán bộ tiếp nhận Hồ sơ sẽ tiến hành việc trao giấy biên nhận Hồ sơ cho người đăng ký và hẹn lịch làm việc.
 
Bước 2. Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về hình thức và nội dung. Thời hạn thẩm định đơn về hình thức là 15 ngày và về nội dung đơn là 90 ngày.
 
- Trưởng hợp Hồ sơ chưa hợp lệ về hình thức và nội dung, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp Hồ sơ sửa chữa, bổ sung những thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thì Văn phòng bảo hộ sẽ từ chối đơn và trả hồ sơ về cho người đăng ký.

- Trưởng hợp đơn hợp lệ về hình thức và nội dung Cơ quan đăng ký thông báo cho người đăng ký về nội dung chấp nhận đơn đăng ký của người đăng ký và đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Bước 3. Tiến hành khảo nghiệm đối với giống cây trồng: Việc thực hiện khảo nghiệm được tiến hành từ 02 vụ đối với cây ngắn ngày và 3-5 năm đối với cây dài ngày. Người đăng ký có trách nhiệm nộp mẫu giống cây trồng cho cơ quan khảo nghiệm để thực hiện việc khảo nghiệm giống cây trồng. Kết thúc khảo nghiệm, báo cáo được gửi tới cơ quan đăng ký giống cây trồng.
 
Trong thời hạn 90 ngày, cơ quan đăng ký tiến hành thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật. Nếu giống cây trồng đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định cấp băn bằng bảo hộ và đăng lên tạp chí NN&PTNT, trường hợp không nhận được khiếu lại hoặc ý kiến phản đối đối với việc cấp văn bằng bảo hộ. Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để cấp bằng bảo hộ đối với giống cây trồng.
 
Việc xảy ra tranh chấp đối với việc cấp Văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
 
Bước 4. Tiếp nhận văn bằng bảo hộ giống cây trồng từ Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
 
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ luật Blue thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN