Tên doanh nghiệp là căn cứ để xác định một doanh nghiệp cụ thể với doanh nghiệp khác, là cơ sở để tạo nên thương hiệu trên thị trường. Vì vậy tên doanh nghiệp không nên đặt tương tự hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác.
Thay đổi tên công ty là một trong những nội dung quan trọng khi thay đổi đăng ký kinh doanh, luật Blue là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi cung cấp dịch vụ thay đổi tên công ty một cách nhanh chóng đúng luật pháp Việt Nam.
Thủ tục thay đổi tên công ty như sau:
Xác định tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Quý khách hàng chỉ cần cung cấp tên dự định thay đổi, Công ty luật Blue sẽ giúp khách hàng tra cứu và đưa ra một số phương án có khả năng đăng ký nếu tên mà khách hàng cung cấp đã bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với công ty khác.
Tham khảo thêm ==> Đăng ký kinh doan tại Nghệ An
Tham khảo thêm ==> Đăng ký kinh doan tại Nghệ An
Hồ sơ cần chuẩn bị
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (theo mẫu) với nội dung thay đổi:
- Thay đổi tên viết tắt của doanh nghiệp, công ty;
- Thay đổi tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp, công ty;
- Thay đổi tên bằng tiếng Anh của doanh nghiệp, công ty.;
- Biên bản về việc thay đổi tên công ty: Đối với công ty cổ phần, cần Biên bản của đại hội đồng cổ đông; đối với công ty TNHH hai thành viên, cần Biên bản của hội đồng thành viên;
- Quyết định về việc đổi tên công ty: Đối với công ty cổ phần, cần quyết định của đại hội đồng cổ đông; đối với công ty TNHH hai thành viên, cần quyết định của hội đồng thành viên;
- Bản sao và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế(nếu có).
Cách 1: Sử dụng Tài khoản đăng ký doanh nghiệp để thay đổi tên:
Bước 1. Tạo tài khoản đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp tiến hành việc tạo tài khoản đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận email phản hồi xác nhận về việc đăng ký tài khoản thành công. Đồng thời, tiến hành việc yêu cầu tài khoản đăng ký doanh nghiệp để được nhận tài khoản đăng ký doanh nghiệp cho mình.
Bước 2. Nộp Hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tiến hành việc kê khai thông tin, tải dữ liệu điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký thay đổi tên công ty theo quy trình trên mạng điện tử.
Bước 3. Tiếp nhận Giấy biên nhận kết quả: Sau khi hoàn tất việc ký số Hồ sơ, người đại diện theo pháp luật nhận giấy biên nhận hồ sơ qua email đã đăng ký.
Bước 4. Tiếp nhận kết quả xử lý Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Sau khi nhận được Hồ sơ thay đổi tên công ty qua mạng điện tử của doanh nghiệp. Chuyên viên thụ lý Hồ sơ sẽ tiến hành việc xử lý Hồ sơ trên cơ sở hồ sơ đã nộp và gửi thông báo về email cho doanh nghiệp đã đăng ký nhận thông tin.
Bước 5. Nộp hồ sơ bản gốc để đối chiếu hồ sơ qua mạng: Doanh nghiệp nộp Hồ sơ bản gốc thay đổi tên doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh để thực hiện việc đối chiếu Hồ sơ. Kèm theo Hồ sơ bản gốc, doanh nghiệp gửi kèm giấy biên nhận Hồ sơ và Thông báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ. Đối với trường hợp thay đổi tên, doanh nghiệp phải thực hiện nộp lệ phí Công bố thông tin thay đổi đăng ký doanh nghiệp kèm theo Hồ sơ thay đổi khi nộp vào phòng ĐKKD. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành đối chiếu Hồ sơ:
- Trường hợp Hồ sơ đối chiếu đúng với các nội dung dữ liệu đã tải lên mạng Phòng ĐKKD sẽ ra thông báo về email về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
- Trường hợp Hồ sơ đối chiếu không đúng với nội dung dữ liệu đã tải lên Phòng ĐKKD sẽ ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp nộp đúng Hồ sơ đã tải lên mạng.
Cách 2: Sử dụng chữ ký số
Bước 1. Nộp Hồ sơ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thông tin, tải văn bản đã được định dạng dữ liệu điện tử liên quan đến việc thay đổi tên công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/). Sau khi hoàn tất việc kê khai trên người đại diện sử dụng chữ ký số để ký hồ sơ.
Bước 2. Tiếp nhận Giấy biên nhận kết quả: Sau khi hoàn tất việc ký số Hồ sơ, người đại diện theo pháp luật nhận giấy biên nhận hồ sơ qua email đã đăng ký.
Bước 3. Tiếp nhận kết quả xử lý Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Sau khi nhận được Hồ sơ, chuyên viên thụ lý sẽ tiến hành việc xử lý hồ sơ.
- Trường hợp Hồ sơ hợp lệ, chuyên viên thụ lý Hồ sơ sẽ gửi lại Thông báo hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp trên cơ sở nội dung thay đổi.
- Trường hợp Hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên thụ lý Hồ sơ sẽ gửi Thông báo sửa đổi, bổ sung Hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi thông tin, dữ liệu đã tải lên mạng theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tục sau khi thay đổi tên công ty
- Khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu:
Theo quy định thì nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện thông tin tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Do đó sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với nội dung tên doanh nghiệp đã thay đổi thì doanh nghiệp phải tiến hành khắc lại con dấu theo tên mới và thực hiện thủ tục thay đổi mẫu dấu.
- Thông báo mẫu dấu mới cho doanh nghiệp;
Hồ sơ thay đổi mẫu dấu là thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT (Phụ lục II-9). Thủ tục thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu được thực hiện trên trang web Cổng thông tin điện tử quốc gia sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
- Thay đổi thông tin đăng ký thuế;
Khi thay đổi tên mà doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn có in sẵn tên, địa chỉ trên hóa đơn, đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, thì doanh nghiệp thực hiện như sau:
Đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên cũ
Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp theo mẫu số 3.13 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC.
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ Luật Blue để được tư vấn miễn phí
Mọi vấn đề thắc mắc quý công ty hãy liên hệ Luật Blue để được tư vấn miễn phí