Dịch vụ thành lập doanh nghiệp - Công ty TNHH tư vấn Blue

Tư vấn đăng ký kinh doanh nhà hàng

Ngành nghề kinh doanh nhà hàng yêu cầu sau khi đăng ký kinh doanh chủ nhà hàng phải xin đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi kinh doanh. Luật Blue xin tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng như sau:
Hình minh họa

Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn
 
1. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
- Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống.
- Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống.
- Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống.
Như vậy các bạn lưu ý đăng ký đủ ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Trường hợp kiểm tra lĩnh vực hoạt động hiện có chưa có các ngành nghề luật sư liệt kê thì thay đổi đăng ký kinh doanh để bổ sung ngành nghề và địa điểm kinh doanh dự kiến mở nhà hàng vào giấy phép kinh doanh.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng
3. Hoàn thành thủ tục về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi kinh doanh
- Đối với hộ kinh doanh cá thể là cam kết đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đối với doanh nghiệp là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.
Để có thể mở nhà hàng ăn uống thì bạn cần phải tiến hành các bước sau đây: 
 
Thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp, có các mô hình công ty sau đây bạn có thể lựa chọn:
- Công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty Hợp Danh
- Công ty Cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
Tùy loại hình doanh nghiệp bạn chọn sẽ tương ứng với hồ sơ bạn cần chuẩn bị nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bạn đặt trụ sở chính. Thành phần hồ sơ được quy định tại luật doanh nghiệp 2014
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc.

Bạn cần xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
   + Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
   + Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
  + Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
  + Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
   + Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
   + Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

Nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi nhà hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điểu kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà hàng có thể đi vào hoạt động.

Mọi vấn đề vướng mắc, quý vị hãy liên hệ luật Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN